Danh mục sản phẩm

Máy quét mã vạch là gì?

  17-12-2020

Máy quét mã vạch là gì?

Máy quét mã vạch, hay máy đọc mã vạch, là thiết bị cho phép đọc dữ liệu từ mã vạch được in sẵn trên sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, … Mã vạch chúng ta thường thấy là một chuỗi đường thẳng, hoặc chuỗi ký hiệu đặc biệt thể hiện thông tin về sản phẩm, hay nói cách khác thông tin sản phẩm được mã hóa dưới dạng mã vạch và được lưu trữ trên máy chủ được kết nối trước đó bằng máy in mã vạch, và sau đó những mã vạch này sẽ được giải/đọc bằng máy quét/đọc mã vạch.

Máy quét mã vạch được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở siêu thị, nhà sách, hiệu thuốc, cửa hàng, tạp hóa, cho đến kho bãi, nhà máy, ….

 

Cách thức hoạt động của máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia sáng cực tím, thường có màu đỏ ngay khi khởi động. Ánh sáng này sẽ tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó. có tác dụng tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó.

Có một số máy quét mã vạch có thể nhận diện mã vạch trong khoảng cách xa hơn thông thường, thường là máy quét mã vạch công nghiệp (máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD,…).

 

Phân loại máy quét mã vạch

Có nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch, có thể là theo công nghệ chế tạo (CCD, Laser, Imager), hoặc theo công dụng (quét mã vạch 1D, 2D) , theo cổng giao tiếp (cổng keyboard wedge, cổng RS-232 hay cổng COM, USB), hoặc theo cấu tạo (cầm tay, để quầy, đề bàn, desktop, dạng không dây, … ).

Theo cấu tạo

  1. Máy quét mã vạch cầm tay: Đây là loại phổ biến vì nhỏ gọn và hữu dụng, dễ mang đi mang lại. Thường kết nối với máy tính thông qua USB hoặc Bluetooth vì vậy nên dễ dàng di chuyển quét mã vạch. Loại này thường được dùng trong các kho hàng, bến bãi và các xưởng sản xuất.
  2. Máy quét mã vạch cố định: Được gắn cố định, sử dụng đa tia để quét mã vạch nhanh chóng và dưới nhiều góc độ khác nhau. Loại này quét nhanh nên thường được sử dụng nhiều trong các siêu thị giúp cho việc thanh toán thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ngoài tính năng như trên, các loại máy còn được bổ sung nhiều tính năng như: hệ thống quét tự động, dễ dàng sử dụng, tốc độ quét nhanh, phạm vi quét rộng và độ bền tối đa.

 

Theo công nghệ chế tạo

  1. Công nghệ CCD: Máy quét CCD có phạm vi đọc tốt hơn so với loại khác và thường được sử dụng trong bán lẻ. máy quét CCD có giao diện kiểu “súng” và phải được giữ không quá một inch từ mã vạch. Một bất lợi của máy quét CCD là nó không thể đọc một mã vạch rộng hơn kích thước đầu đọc của nó.
  2. Công nghệ Laser: Máy quét Laser sử dụng một hệ thống gương và thấu kính để cho phép máy quét đọc mã vạch bất kể định hướng, và có thể dễ dàng đọc mã vạch lên đến 24 inch. Để giảm khả năng xảy ra lỗi, việc quét bằng laser có thể thực hiện tới 500 lần quét mỗi giây. Máy quét laser tầm xa chuyên dụng có khả năng đọc mã vạch cách đó 30 feet.
  3. Công nghệ Imager: Máy quét ảnh, còn được gọi là đầu đọc camera, sử dụng một máy quay video nhỏ để chụp ảnh mã vạch và sau đó sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số tinh vi để giải mã mã vạch. Có thể đọc mã vạch từ khoảng 3 đến 9 inch

 

Theo cổng kết nối

  1. Cổng Keyboard: Kết nối với PC như 1 bàn phím. Ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner. Loại máy quét này khi quét chỉ cần dùng phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel là được, rất tiện lợi. Chỉ việc cắm vào và sử dụng.
  2. Cổng COM hay RS-232: Thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng ứng dụng đặc biệt để giải mã. 
  3. Cổng USB: Máy quét dạng này dùng nguồn từ máy tính với cường độ dòng điện lên đến 500mA. Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính. Tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.

 

Theo môi trường sử dụng

  1. Sử dụng cho bán lẻ: Máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông, dùng công nghệ laser, phù hợp trong các môi trường văn phòng và siêu thị.
  2. Sử dụng trong kho bãi hàng hóa: Máy quét mã vạch dùng trong kho bãi có diện tích rộng, cần độ bền, và tránh bụi cao, chủ yếu là mã vạch UPC, EAN, nên thường dùng công nghệ chụp ảnh 2D, và PDF, công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth.
  3. Sử dụng trong công nghiệp: Máy quét mã vạch dùng trong công nghiệp thường dùng công nghệ laser đa tia, hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng, cố định.

Máy đọc mã vạch công nghiệp: có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu, dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tại đầu ra của băng chuyền. Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúc nhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng. Được sử dụng chủ yếu cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền. Loại máy quét này cũng có thể được bố trí trong kho để khi 1 kiện hàng được mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trên kiện hàng được ghi nhận. Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng

 

Tìm hiều về ứng dụng của máy đọc mã vạch

Bài viết liên quan

0981264068